Thursday, July 24, 2008

Phỏng vấn Lưu Diệp

Ngày 14/7/08
Nguồn: China reports from the film election on small DING DONG
Lược dịch: K.Kelly

Thực ra, rất nhiều người làm điện ảnh được sinh ra trong gia đình có truyền thống điện ảnh




Thực tế, có rất nhiều người làm điện ảnh được sinh ra trong những gia đình có truyền thống điện ảnh. Chẳng hạn như Trần Khải Ca, Tian Zhuang Zhuang, Cát Ưu, Chen Peisi, và, có lẽ khi nhắc đến Lưu Diệp, người ta sẽ chú ý tới người cha của anh là Liu Jianhua. Môi trường sống tác động tới gia đình, cuộc sống là một vòng tròn. Lưu Diệp nói thành thực, anh là một đứa trẻ được lớn lên cùng ngôi sao Lancashire, thời của bác Bobo đối với những người làm phim (có lẽ ám chỉ đến một thế hệ thần tượng đối với những khán giả thời đó).

Những năm 1950, 1960 là những năm vinh quang nhất của trường quay Changchun, với một số lượng lớn các diễn viên xuất sắc. Họ giờ vẫn được các khán giả nhớ đến: Li Moran, Pang Xuequin, ... và rất nhiều những ngôi sao trong các bộ phim, những đạo diễn đứng đằng sau ... Lưu Diệp đã từng gặp gỡ nhiều ngôi sao, họ giống như một gia đình với những bóng râm lớn toả ra trong suốt nhiều năm. Trường quay Changchun trong quá khứ đã từng là trường quay lớn mạnh và rộng nhất. Như một đại gia đình, mọi người sống trong trường quay đều thân thuộc với nhau.

Lưu Diệp từng xuất hiện trong bộ phim "Thế Kỷ chi mộng" (Giấc mộng thế kỷ) của đạo diễn Lee Kuan, và anh rất biết ơn sự quan tâm đã nhận đc từ bộ phim này.

Đạo diễn Lee đã khiến bộ phim trở nên dễ chịu. Các bác và các chú đạo diễn, quay phim là đồng nghiệp của cha tôi, là chú, là bác tôi. Tôi được họ quan tâm một cách đặc biệt. Chuyến bay đầu đời của tôi là từ Tam ... (gì đó, tên địa danh) tới Bắc Kinh. Theo vị thế của tôi ở thời điểm đó, tôi phải chấp nhận việc khó ngủ do vị trí chỗ ngồi gây ra. Lần đầu bay nên tôi cảm thấy khá sợ hãi. Khi đó tôi còn là một diễn viên vô danh tiểu tốt, nhưng đạo diễn Lee đã dẫn tôi đi mua vé máy bay.

Đạo diễn Lee Kuan và cha của Lưu Diệp, Liu Jianhua là bạn thâm giao. Lee Kuan coi Lưu Diệp là một đứa trẻ, vì thế ông quan tâm tới những thắc mắc của anh và luôn cổ vũ anh. Lưu Diệp cũng lần đầu tiên nhận thấy ko thể học được điều gì nếu chỉ học trong lớp học.

Từ bộ phim khởi đầu, "Thế Kỷ Chi Mộng", đến bộ phim "Ngọn núi đó, con người đó, con chó đó", "Thiên thượng luyến nhân", "Mỹ nhân thảo", Lưu Diệp đã nhờ vào sự trong sáng và tươi mới của các vai diễn, gây xúc động cho không biết bao nhiêu khán giả. Ngày nay, Lưu Diệp đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm diễn xuất, và trở thành người đăng quang chiến thắng ở độ tuổi 30. Nhưng với anh, việc gắn liền diễn xuất với chất lượng vai diễn một cách nghiêm ngặt chính là giá trị tinh thần cao nhất. Tuổi thơ của Lưu Diệp được sống trong những cảnh thực và ảo của các bộ phim. Sân khấu / Nhà hát là thiên đường của anh, là cái nôi của những giấc mơ. Xưởng phim Changchun đối với các khán giả Trung Quốc thật cổ xưa và nhiều huyền thoại, trở thành một ký ức sống mãi.

Người cha làm ở bộ phận ánh sáng đã đưa tôi đến với con đường điện ảnh




Lưu Diệp (bé trai ở hàng dưới) và gia đình.

Lưu Diệp được sinh ra và lớn lên ở Changchun. Tuổi thơ ở Changchun ko hề có ấn tượng với cảm giác lạnh, quanh năm có nắng ấm mặt trời. Đạp xe ở Changchun thấy con đường rất rộng, ko chật chội bởi xe ô tô. Có những chiếc lá lớn rơi từ trên trời xuống. Hình ảnh những chiếc lá lớn xoay tròn rụng xuống, đẹp một cách đặc biệt như nhìn thấy trong các bộ phim, đồng thời hình ảnh đó cũng rất cổ điển.

Mùa đông khi tuyết rơi, ngay lập tức bạn ngửi thấy mùi của nó, nghĩ rằng đó là một loại cảm giác hạnh phúc. Khi tôi còn nhỏ nghe tiếng tuyết rơi ở Changchun trong công viên Nanhu, cảm nhận mùi hương của nó, thật vô cùng phấn khích, giống như là tình yêu vậy.

Lưu Diệp sinh năm 1978 trong một gia đình ba thế hệ. Liu Jianhua (cha Lưu Diệp) là người phụ trách bộ phận ánh sáng của xưởng phim Changchun. Mẹ anh cũng làm ở công ty chiếu bóng, trong nhà Lưu Diệp còn có một người chị gái. Nhìn chung gia đình Lưu Diệp mọi người sống vui vẻ bình yên. Tuy thế, họ ko bình thường, vì trong những ngày đó, những người làm việc trong xưởng phim và những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình đó là một niềm vinh dự cao quý.

Xưởng phim không cho phép người ngoài vào, nhưng mỗi khi bác hoặc cô tôi phụ trách cửa thì tôi đều ngay lập tức chạy vào trong. Trong con mắt của những người ngoại đạo, sự huyền bí trang nghiêm của xưởng phim là thiên đường của tuổi thơ tôi, toà nhà chính, khoảng không gian mở, trường quay, là những nơi dấu chân tuổi thơ của tôi còn in lại.

Xưởng phim có một khoảng sân trống ở giữa, có cơ cấu quay phim trên không. Chúng tôi thường che cái cabin để hở lại và chui vào bên trong chơi đùa.

Dọc hành lang của xưởng phim hai bên có dán những poster lớn. Một số poster bạn có thể xem hình ở cả hai mặt. Tuy thế, kí ức sâu sắc và sinh động nhất về xưởng phim của tôi là được nhìn người ta quay phim. Dưới cặp mắt trẻ thơ, quá trình quay phim chỉ có thể được diễn tả bằng một từ "kỳ diệu".

Trong quá khứ, xem một bộ phim để thấy Tề Thiên Đại Thánh, Hoả Diệm Sơn. Khi thấy một Tôn Ngộ Không giả được treo bởi dây cáp, và bay từ nơi này qua nơi khác, lúc đó tôi còn tương đối nhỏ, xem xong tôi đã nghĩ rằng trường quay giống như ảo thuật vậy. Mỗi bộ phim mang trong mình một giấc mơ, và trường quay là một nhà máy chế tạo giấc mơ. Ở đây những bộ phim được ghi tạc bởi thời gian và ký ức, đồng thời cũng lấy đi nhiều những giọt mồ hôi khó nhọc.

Tôi nhớ một bộ phim cổ trang mà tôi có tới xem một cảnh. Khi đó, có nhiều người tôi gọi bằng bác, bằng cô. Họ đã trao đổi xem phải diễn thoại như thế nào, vì xưởng quay rất nóng nực, người diễn viên lại phải đeo khăn trùm đầu. Tôi nhìn thấy các cô chú đội những chiếc mũ kín đầu cổ, chỉ hở mặt, trên khuôn mặt người diễn viên đầy mồ hôi. Nhưng họ vẫn tiếp tục bàn luận. Tôi đã nghĩ làm sao họ lại thích tranh luận trong khoảng thời gian dài như thế. Sau cùng tôi không chịu nổi cái nóng và đã chạy ra ngoài.

Làm một bộ phim không hề đơn giản




Làm một bộ phim là việc không hề dễ dàng, Lưu Diệp nhận thức rất rõ về điều này. Bản thân cha Lưu Diệp làm trong bộ phận chiếu sáng, thường xuyên phải nhẫn nại với sự nóng nực, leo lên những độ cao, đi lại quanh năm. Trong trí óc của Lưu Diệp hình ảnh người cha được lưu lại rất ít.

Trong những năm đầu, phòng chiếu sáng đặc biệt coi trọng ánh sáng mặt trời. Hiện nay cũng vẫn vậy. Vì tôi từng xem cha làm phim nên việc làm sao để chiếu sáng với tôi chỉ là chuyện đùa. Mọi người trong bộ phận chiếu sáng thấy tôi có vẻ hiểu biết, tôi nói với họ rằng cha mình từng làm trong bộ phận này của xưởng phim trước đây.

Có lẽ vì làm việc trong ngành điện ảnh nên cha của Lưu Diệp nhận thấy được những khó khăn của công việc này. Khi Lưu Diệp quyết định theo nghiệp diễn xuất, cha anh đã là người đầu tiên phản đối. Ông cảm thấy Lưu Diệp bản tính bẽn lẽn hướng nội không thích hợp để dẫn thân vào lĩnh vực điện ảnh.

Cha tôi không thực sự muốn tôi làm nghề này, vì từ khi còn nhỏ tôi đã tỏ ra khá điềm đạm. Thực sự thì tôi cùng những đứa trẻ khác cũng chỉ làm theo những gì người ta bảo. Nếu tôi muốn học làm phim, học làm ánh sáng, hoặc quay phim, biên kịch, tất cả đều được. Nhưng để trở thành diễn viên thì cần phải cân nhắc kỹ.

Tình yêu dành cho cha là lí do khiến những đứa con theo bước cha mình. Nghề diễn là một nghề không ổn định. Mẹ Lưu Diệp là nguồn động viên anh theo đuổi những gì anh muốn. Lưu Diệp được nhận vào Học viện kịch nghệ là nhờ nỗ lực của cả gia đình. Tuy thế vào năm đầu tiên, Lưu Diệp đã từng có ý định thay đổi.

Trong năm đầu tiên, tôi đã từng gọi về Changchun cho cha. Tôi không muốn tiếp tục học. Vào thời điểm đó, những bộ phim làm ra chỉ có sức sống ở nội địa, việc có tiếng vang ở hải ngoại như Châu Nhuận Phát, Lí Liên Kiệt hay Jackie Chan là hết sức khó khăn. Trong khi lựa chọn cho tương lai của Lưu Diệp bị lung lay, hai cha con đã có cuộc trò chuyện "giữa 2 người đàn ông" với nhau.

Cha tôi nói rằng khi đã bắt đầu cuộc hành trình, dù cho có phải làm gì, một khi đã chọn lựa, thì cần phải kết thúc đủ 4 năm ở trường đại học. Sau khi kết thúc tôi có thể cân nhắc làm những việc khác nếu muốn. Tôi nói tốt thôi, tôi sẽ tiếp tục, và sau đó tôi tham gia diễn bộ phim "Ngọn núi đó, con người đó, con chó đó" vào năm thứ hai của đại học. Bộ phim ít nhiều được biết đến, ý định từ bỏ của tôi vì thế không còn nữa.

Cha của Lưu Diệp đặt sự lựa chọn của họ vào chúa, và cũng dạy anh rằng một người đàn ông phải biết đeo đuổi. Cùng với sự thông tuệ trong những năm làm việc ở xưởng phim, ông là người đã soi sáng tương lai cho con mình. Có lẽ đó chính là thứ ánh sáng đẹp đẽ nhất mà ông đã dệt nên.

Tôi nghĩ cha tôi đã thắp lên một thứ ánh sáng đặc biệt. Là một diễn viên tôi không biết trước được mọi chuyện sẽ như thế nào với mình trong những năm tới. Chỉ là, có những ngọn đèn ở phía trước để tôi tiếp tục bước tới.

No comments:


Free Counter